Contactor loại nào tốt nhất? Các loại contactor
Contactor là khí cụ điện có chức năng đóng cắt dòng điện trước các sự cố đoản mạch, ngắn mạch để bảo vệ phụ tải và các động cơ khi tiếp xúc trực tiếp, khi điều khiển từ xa hoặc khi kết nối với các mạch điều khiển phụ tải tự động.
Trên thị trường có nhiều loại contactor đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng và uy tín với người sử dụng. Chất lượng và giá thành của mỗi loại contactor cũng có sự khác nhau bởi vậy mà với những người không chuyên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mua được sản phẩm phù hợp nhất. Vậy contactor loại nào tốt nhất? Contactor LS có tốt không? Chúng tôi xin được giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.

Contactor loại nào tốt nhất?
Contactor Sino
Contactor Sino được sản xuất ở trong nước bằng các nguyên vật liệu cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài. Bởi vậy mà chất lượng của contactor Sino được đánh giá rất cao. Giá thành của Contactor cũng rẻ hơn các thương hiệu khác bởi đối tượng khách hàng mà Sino hướng tới là đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Cấu tạo của Contactor Sino gồm có cuộn hút để tạo lực hút nam châm, lõi thép từ tính, lò xo phản lực, tiếp điểm, hệ thống dập hồ quang điện…
Contactor Schneider
Contactor Schneider có khả năng điều khiển phụ tải ở điện áp định mức cao đến 500V và dòng định mức 600A. Các thông số cơ bản của Contactor Schneider:
- Nguồn điều khiển cuộn coil: AC hoặc DC
- Điện áp định mức Uđm chính là điện áp hoạt động của contactor
- Điện áp xung chịu đựng Uimp
- Dòng định mức In: dòng này được xác định khi contactor hoạt động ở chế độ định mức (tải định mức, điện áp định mức)
- Dòng điện ngắn mạch Icu chịu đựng khi phụ tải ngắn mạch trong 1s, 3s.
- Tần số đóng cắt: Số lần đóng cắt contactor trong một giờ thường là 30, 100, 120, 180, 300,600, 1200, 1500 lần/giờ.
- Tuổi thọ contactor: số lần đóng cắt contactor thực hiện, sau số lần đóng cắt thì các kết cấu cơ khí và tiếp điểm không còn chính xác nên sẽ không dùng được nữa.
Contactor LS
Cấu tạo của contactor LS:
- Cuộn hút tạo lực hút nam châm.
- Lõi thép từ tính (gồm lõi thép cố định và lõi thép đi động).
- Lõi thép nam châm (có dạng EE, EI hoặc CI).
- Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần lõi thép di động về vị trí ban đầu.
- Tiếp điểm (thường đóng và thường mở) có cấu tạo bằng đồng và được tráng bạc.
- Hệ thống dập hồ quang điện gồm nhiều vách ngăn bằng kim loại đặt cạnh bên 2 tiếp điểm tiếp xúc nhau , nhất là các tiếp điểm chính của khởi động từ.
Trong các máy công nghiệp luôn sử dụng contactor đơn cho việc đóng ngắt động cơ 3 pha của máy. Rơ le nhiệt thường được lắp thêm với contactor để tăng khả năng bảo vệ cho hệ thống điện. Contactor và relay nhiệt LS cùng rơ le áp kết hợp với nhau thì sẽ tạo thành một mạch điều khiển cơ bản cho máy.
Trả lời